Sơ đồ trang web dành cho video và các phương án thay thế

Sơ đồ trang web dành cho video là sơ đồ trang web có thông tin bổ sung về video được lưu trữ trên các trang của bạn. Việc tạo sơ đồ trang web dành cho video là một cách hay để giúp Google tìm thấy và hiểu được nội dung video trên trang web của bạn, đặc biệt là những nội dung mới thêm gần đây hoặc những nội dung chúng tôi có thể không phát hiện được bằng cơ chế thu thập dữ liệu thông thường.

Google khuyến khích dùng sơ đồ trang web dành cho video. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hỗ trợ nguồn cấp dữ liệu mRSS.

Các phương pháp hay nhất về sơ đồ trang web dành cho video

Sơ đồ trang web dành cho video được xây dựng dựa trên sơ đồ trang web chung, do đó các phương pháp chung hay nhất về sơ đồ trang web cũng áp dụng cho sơ đồ trang web dành cho video. Bạn có thể tạo một sơ đồ trang web hoặc nguồn cấp dữ liệu mRSS riêng dành cho video hoặc thêm thẻ sơ đồ trang web dành cho video vào một sơ đồ trang web hiện có, tuỳ theo cách nào thuận tiện hơn cho bạn.

Ngoài ra, những yêu cầu sau đây sẽ áp dụng riêng cho sơ đồ trang web dành cho video:

  • Đừng liệt kê những video không liên quan đến nội dung trên trang lưu trữ. Ví dụ: video là phần phụ cho trang hoặc không liên quan đến nội dung văn bản chính.
  • Googlebot phải truy cập được vào mọi tệp được tham chiếu trong sơ đồ trang web dành cho video. Yêu cầu này nghĩa là tất cả URL trong sơ đồ trang web dành cho video:
    • không được chặn hoạt động thu thập dữ liệu bằng quy tắc trong tệp robots.txt,
    • phải truy cập được mà không cần siêu tệp và không phải đăng nhập,
    • không bị chặn bằng tường lửa hoặc cơ chế tương tự,
    • và phải truy cập được qua giao thức được hỗ trợ: HTTP và FTP (không hỗ trợ giao thức truyền trực tuyến).

    Nếu bạn muốn ngăn những kẻ gian lận truy cập vào nội dung video của mình tại URL <player_loc> hoặc <content_loc>, thì hãy xác minh xem mọi bot truy cập vào máy chủ của bạn có thực sự là Googlebot không.

Để biết thêm các mẹo về video trong Google Tìm kiếm, hãy xem các phương pháp hay nhất về video.

Ví dụ về sơ đồ trang web dành cho video

Ví dụ sau đây cho thấy một sơ đồ trang web thông thường có phần mở rộng cho video. Ở đây, hai mục video được lồng trong một thẻ <url> duy nhất. Mục nhập <video> đầu tiên bao gồm tất cả thẻ mà Google có thể sử dụng, còn mục thứ hai chỉ chứa các thẻ bắt buộc.

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<urlset xmlns="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"
    xmlns:video="http://www.google.com/schemas/sitemap-video/1.1">
  <url>
    <loc>https://www.example.com/videos/some_video_landing_page.html</loc>
    <video:video>
      <video:thumbnail_loc>https://www.example.com/thumbs/123.jpg</video:thumbnail_loc>
      <video:title>Grilling steaks for summer</video:title>
      <video:description>
        Alkis shows you how to get perfectly done steaks every time
      </video:description>
      <video:content_loc>
        http://streamserver.example.com/video123.mp4
      </video:content_loc>
      <video:player_loc>
        https://www.example.com/videoplayer.php?video=123
      </video:player_loc>
      <video:duration>600</video:duration>
      <video:expiration_date>2021-11-05T19:20:30+08:00</video:expiration_date>
      <video:rating>4.2</video:rating>
      <video:view_count>12345</video:view_count>
      <video:publication_date>2007-11-05T19:20:30+08:00</video:publication_date>
      <video:family_friendly>yes</video:family_friendly>
      <video:restriction relationship="allow">IE GB US CA</video:restriction>
      <video:price currency="EUR">1.99</video:price>
      <video:requires_subscription>yes</video:requires_subscription>
      <video:uploader
        info="https://www.example.com/users/grillymcgrillerson">GrillyMcGrillerson
      </video:uploader>
      <video:live>no</video:live>
    </video:video>
    <video:video>
      <video:thumbnail_loc>https://www.example.com/thumbs/345.jpg</video:thumbnail_loc>
      <video:title>Grilling steaks for winter</video:title>
      <video:description>
        In the freezing cold, Roman shows you how to get perfectly done steaks every time.
      </video:description>
      <video:content_loc>
        http://streamserver.example.com/video345.mp4
      </video:content_loc>
      <video:player_loc>
        https://www.example.com/videoplayer.php?video=345
      </video:player_loc>
    </video:video>
  </url>
</urlset>

Ví dụ khác

Ví dụ sau đây minh họa cách thêm và nhúng video Vimeo vào một sơ đồ trang web dành cho video:

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<urlset xmlns="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"
    xmlns:video="http://www.google.com/schemas/sitemap-video/1.1">
  <url>
    <loc>https://www.example.com/videos/some_video_landing_page.html</loc>
    <video:video>
      <video:thumbnail_loc>https://www.example.com/thumbs/123.jpg</video:thumbnail_loc>
      <video:title>Lizzi is painting the wall</video:title>
      <video:description>
        Gary is watching the paint dry on the wall Lizzi painted.
      </video:description>
      <video:player_loc>
        https://player.vimeo.com/video/987654321
      </video:player_loc>
    </video:video>
  </url>
</urlset>

Ví dụ sau đây minh họa cách thêm và nhúng video YouTube vào một sơ đồ trang web dành cho video:

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<urlset xmlns="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"
    xmlns:video="http://www.google.com/schemas/sitemap-video/1.1">
  <url>
    <loc>https://www.example.com/videos/some_video_landing_page.html</loc>
    <video:video>
      <video:thumbnail_loc>https://www.example.com/thumbs/345.jpg</video:thumbnail_loc>
      <video:title>John teaches cheese</video:title>
      <video:description>
        John explains the differences between a banana and cheese.
      </video:description>
      <video:player_loc>
        https://www.youtube.com/embed/1a2b3c4d
      </video:player_loc>
    </video:video>
  </url>
</urlset>

Tài liệu tham khảo về sơ đồ trang web dành cho video

Thẻ video được định nghĩa trong không gian tên của sơ đồ trang web dành cho video: http://www.google.com/schemas/sitemap-video/1.1

Để đảm bảo rằng Google có thể sử dụng sơ đồ trang web dành cho video của bạn, bạn phải sử dụng các thẻ bắt buộc sau:

Thẻ cần thiết
<video:video>

Phần tử mẹ chứa tất cả thông tin về một video trên trang do thẻ <loc> chỉ định. Bạn có thể đưa vào nhiều thẻ <video:video> được lồng trong thẻ <loc>, mỗi thẻ dành cho một video trên trang lưu trữ.

<video:thumbnail_loc>

URL trỏ đến tệp hình thu nhỏ của video. Tuân thủ các yêu cầu về hình thu nhỏ của video.

<video:title>

Tiêu đề của video. Tất cả thực thể HTML đều phải được đặt sau ký tự thoát hoặc được gói trong một khốiCDATA. Tiêu đề này nên khớp với tiêu đề của video xuất hiện trên trang web mà video được nhúng vào.

<video:description>

Phần mô tả video. Tối đa 2048 ký tự. Tất cả thực thể HTML đều phải được đặt sau ký tự thoát hoặc được gói trong một khối CDATA. Nội dung mô tả này phải khớp với nội dung mô tả xuất hiện trên trang web mà video được nhúng vào (không nhất thiết phải giống từng từ).

<video:content_loc>

URL trỏ đến tệp đa phương tiện thực tế của video. Tệp này phải là một trong những định dạng được hỗ trợ.

Nguyên tắc bổ sung

  • HTML và Flash là những định dạng không được hỗ trợ.
  • Không được trùng với URL trong thẻ <loc> mẹ.
  • URL này tương đương với VideoObject.contentUrl trong dữ liệu có cấu trúc.
  • Phương pháp hay nhất: Nếu bạn muốn giới hạn quyền truy cập vào nội dung của mình nhưng vẫn muốn nội dung đó được thu thập dữ liệu, hãy đảm bảo Googlebot truy cập được vào nội dung của bạn bằng cách dùng quy trình xác minh Googlebot.
<video:player_loc>

URL trỏ đến trình phát cho một video cụ thể. Thường thì đây là thông tin trong phần tử src của thẻ <embed>.

Nguyên tắc bổ sung

  • Không được trùng với URL <loc>.
  • Đối với Vimeo, YouTube và các nền tảng lưu trữ video khác cho phép nhúng video bằng video iframe, giá trị này được sử dụng thay cho video:content_loc. URL này tương đương với VideoObject.embedUrl trong dữ liệu có cấu trúc.
  • Phương pháp hay nhất: Nếu bạn muốn giới hạn quyền truy cập vào nội dung của mình nhưng vẫn muốn nội dung đó được thu thập dữ liệu, hãy đảm bảo Googlebot truy cập được vào nội dung của bạn bằng cách dùng quy trình xác minh Googlebot.

Ngoài ra, các thẻ không bắt buộc sau đây có thể giúp Google hiểu rõ hơn về video của bạn và các thuộc tính trong đó:

Thẻ không bắt buộc
<video:duration>

Thời lượng của video (tính bằng giây). Toàn bộ giá trị phải nằm trong phạm vi từ 1 đến 28800 (8 giờ).

<video:expiration_date>

Ngày mà sau đó video sẽ không xem được nữa, ở định dạng W3C. Hãy bỏ qua thẻ này nếu video của bạn không có ngày hết hạn. Nếu có, video của bạn sẽ không xuất hiện trên Google Tìm kiếm sau ngày này. Đối với video lặp lại trên cùng một URL, hãy cập nhật ngày hết hạn thành ngày hết hạn mới.

Giá trị được hỗ trợ là ngày đầy đủ (YYYY-MM-DD) hoặc ngày đầy đủ cùng với giờ, phút, giây và múi giờ (YYYY-MM-DDThh:mm:ss+TZD).

Ví dụ: 2012-07-16T19:20:30+08:00.

<video:rating>

Điểm xếp hạng của video. Giá trị được hỗ trợ là số thực dấu phẩy động trong khoảng từ 0 (thấp) đến 5 (cao).

<video:view_count>

Số lượt xem video.

<video:publication_date>

Ngày xuất bản video lần đầu, ở định dạng W3C. Giá trị được hỗ trợ là ngày đầy đủ (YYYY-MM-DD) hoặc ngày đầy đủ cùng với giờ, phút, giây và múi giờ (YYYY-MM-DDThh:mm:ss+TZD).

Ví dụ: 2007-07-16T19:20:30+08:00

<video:family_friendly>

Video có xuất hiện khi áp dụng chế độ Tìm kiếm an toàn không. Nếu bạn bỏ qua thẻ này, video vẫn xuất hiện khi chế độ Tìm kiếm an toàn đang bật.

Giá trị được hỗ trợ:

  • yes: Video vẫn xuất hiện khi chế độ Tìm kiếm an toàn đang bật.
  • no: Video chỉ xuất hiện khi chế độ Tìm kiếm an toàn đang tắt.
<video:restriction>

Hiện hoặc ẩn video của bạn trong kết quả tìm kiếm ở một số quốc gia cụ thể.

Chỉ định danh sách mã quốc gia được phân tách bằng dấu cách ở định dạng ISO 3166. Bạn chỉ có thể dùng một thẻ <video:restriction> cho mỗi video. Nếu không có thẻ <video:restriction>, Google sẽ mặc nhiên cho rằng video này có thể xuất hiện ở mọi khu vực. Hãy lưu ý rằng thẻ này chỉ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm chứ không ngăn người dùng sử dụng phương tiện khác để tìm hoặc phát video của bạn ở một khu vực bị hạn chế. Tìm hiểu thêm về cách áp dụng hạn chế về quốc gia.

Thuộc tính:

Nếu bạn dùng thẻ <video:restriction> mẹ, thì thuộc tính dưới đây là bắt buộc:

  • relationship Xác định xem video sẽ được chấp nhận hay bị từ chối trong kết quả tìm kiếm tại những quốc gia được chỉ định. Sau đây là các giá trị được hỗ trợ:
    • allow: các quốc gia có tên trong danh sách sẽ được chấp nhận và các quốc gia không có tên trong danh sách sẽ bị từ chối.
    • deny: các quốc gia có tên trong danh sách sẽ bị từ chối và các quốc gia không có tên trong danh sách sẽ được chấp nhận.

Ví dụ: Trong ví dụ này, video chỉ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm ở Canada và Mexico:

<video:restriction relationship="allow">CA MX</video:restriction>

<video:platform>

Xác định xem video sẽ xuất hiện hay bị ẩn trong kết quả tìm kiếm trên những loại nền tảng được chỉ định. Đây là danh sách các loại nền tảng được phân tách bằng dấu cách. Hãy lưu ý rằng thẻ này chỉ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm trên những loại thiết bị được chỉ định chứ không ngăn người dùng phát video của bạn trên một nền tảng bị hạn chế.

Bạn chỉ được dùng một thẻ <video:platform> cho mỗi video. Nếu không có thẻ <video:platform>, Google sẽ mặc nhiên cho rằng có thể phát video trên mọi nền tảng. Tìm hiểu thêm về cách hạn chế theo nền tảng.

Giá trị được hỗ trợ:

  • web – Trình duyệt dành cho máy tính trên máy tính để bàn và máy tính xách tay.
  • mobile – Trình duyệt trên thiết bị di động, chẳng hạn như những trình duyệt trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng.
  • tv – Trình duyệt trên TV, chẳng hạn như những trình duyệt trên máy chơi trò chơi và thiết bị GoogleTV.

Thuộc tính:

Nếu bạn dùng thẻ <video:platform> mẹ, thì những thuộc tính dưới đây là bắt buộc:

  • relationship Xác định xem video sẽ bị hạn chế hay được chấp nhận trên những nền tảng được chỉ định. Sau đây là các giá trị được hỗ trợ:
    • allow: mọi nền tảng không có trong danh sách sẽ bị từ chối.
    • deny: mọi nền tảng không có trong danh sách sẽ được chấp nhận.

Ví dụ: Trong ví dụ sau đây, người dùng trên web hoặc TV được cho phép còn người dùng trên thiết bị di động thì không được cho phép:
<video:platform relationship="allow">web tv</video:platform>

<video:requires_subscription>

Cho biết liệu người dùng có cần đăng ký để xem được video hay không. Sau đây là các giá trị được hỗ trợ:

  • yes: bắt buộc phải đăng ký gói thuê bao.
  • no: không bắt buộc phải đăng ký gói thuê bao.
<video:uploader>

Tên của người tải video lên. Tối đa một <video:uploader> mỗi video. Giá trị chuỗi này có thể có tối đa 255 ký tự.

Thuộc tính:

  • info [Không bắt buộc] Chỉ định URL của trang web có thông tin bổ sung về người tải lên này. URL này phải thuộc cùng miền với thẻ <loc>.
<video:live>

Cho biết video có phải là video phát trực tiếp hay không. Sau đây là các giá trị được hỗ trợ:

  • yes: video là video phát trực tiếp.
  • no: video không phải video phát trực tiếp.
<video:tag>

Một thẻ chuỗi tuỳ ý mô tả video. Thông thường thẻ này là các đoạn mô tả rất ngắn về những khái niệm chính có liên quan tới video hoặc một đoạn nội dung. Một video có thể có nhiều thẻ, kể cả nếu video đó chỉ thuộc về một thể loại. Ví dụ: video về đồ nướng có thể thuộc danh mục "đồ nướng" nhưng có thể được gắn thẻ "bít-tết", "thịt", "mùa hè" và "ngoài trời". Tạo phần tử <video:tag> mới cho mỗi thẻ được liên kết với video. Số thẻ tối đa được phép là 32.

Các thẻ và thuộc tính không dùng nữa

Chúng tôi đã xoá các thẻ và thuộc tính sau đây khỏi tài liệu: <video:category>, <video:gallery_loc>, thuộc tính autoplayallow_embed của thẻ <video:player_loc>, thẻ <video:price> và các thuộc tính của thẻ đó, cùng với thẻ <video:tvshow> và các thuộc tính của thẻ đó. Hãy xem thông báo về việc không dùng nữa để biết thêm thông tin.

Phương án thay thế cho sơ đồ trang web: mRSS

Google khuyến khích dùng sơ đồ trang web dành cho video. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hỗ trợ nguồn cấp dữ liệu mRSS.

Google hỗ trợ mRSS, một mô-đun RSS giúp tăng cường các khả năng phần tử của RSS 2.0. Nguồn cấp dữ liệu mRSS rất giống với sơ đồ trang web dành cho video. Bạn có thể kiểm tra, gửi và cập nhật nguồn cấp dữ liệu mRSS tương tự như đối với sơ đồ trang web.

Để biết thêm thông tin về nguồn cấp dữ liệu dành cho nội dung đa phương tiện, hãy xem tài liệu chính thức về RSS cho nội dung đa phương tiện.

Ví dụ về mRSS

Sau đây là ví dụ về một mục mRSS cung cấp mọi thẻ quan trọng mà Google sử dụng.

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<rss version="2.0" xmlns:media="http://search.yahoo.com/mrss/" xmlns:dcterms="http://purl.org/dc/terms/">
  <channel>
    <title>Example MRSS</title>
    <link>https://www.example.com/examples/mrss/</link>
    <description>MRSS Example</description>
    <item xmlns:media="http://search.yahoo.com/mrss/" xmlns:dcterms="http://purl.org/dc/terms/">
      <link>https://www.example.com/examples/mrss/example.html</link>
      <media:content url="https://www.example.com/examples/mrss/example.flv" fileSize="405321"
                        type="video/x-flv" height="240" width="320" duration="120" medium="video" isDefault="true">
        <media:player url="https://www.example.com/shows/example/video.swf?flash_params" />
        <media:title>Grilling Steaks for Summer</media:title>
        <media:description>Get perfectly done steaks every time</media:description>
        <media:thumbnail url="https://www.example.com/examples/mrss/example.png" height="120" width="160"/>
        <media:price price="19.99" currency="EUR" />
        <media:price type="subscription" />
      </media:content>
      <media:restriction relationship="allow" type="country">us ca</media:restriction>
      <dcterms:valid xmlns:dcterms="http://purl.org/dc/terms/">end=2020-10-15T00:00+01:00; scheme=W3C-DTF</dcterms:valid>
      <dcterms:type>live-video</dcterms:type>
    </item>
  </channel>
</rss>

Tham chiếu đến mRSS

Phần bản đặc tả mRSS đầy đủ trình bày thêm nhiều thông tin về các thẻ không bắt buộc, phương pháp hay nhất và ví dụ khác.

Để đảm bảo Google có thể sử dụng nguồn cấp dữ liệu mRSS của bạn, bạn bắt buộc phải sử dụng các thẻ sau đây:

Thẻ bắt buộc
<media:content>

Bao gồm thông tin về video.

Thuộc tính:

  • Loại nội dung medium. Đặt thành video.
  • url URL trực tiếp đến nội dung video gốc. Nếu thuộc tính này không được chỉ định, bạn phải chỉ định thẻ <media:player>.
  • duration [Không bắt buộc nhưng nên có] Thời lượng của video (tính bằng giây).

Đối với mọi trường con và thuộc tính không bắt buộc khác của thẻ <media:content>, hãy xem bản đặc tả mRSS.

<media:player>

Bạn phải chỉ định ít nhất một thuộc tính <media:player> hoặc thuộc tính url trong <media:content>.

URL trỏ đến trình phát cho một video cụ thể. Thông thường, đây là thông tin trong thuộc tính src của thẻ <embed> và không được giống với nội dung của thẻ <loc>. Không được trùng URL với thẻ <link>. Thẻ <link> trỏ đến URL của trang lưu trữ video, còn thẻ này trỏ đến một trình phát.

<media:title>

Tiêu đề của video. Tối đa 100 ký tự. Tất cả thực thể HTML đều phải được đặt sau ký tự thoát hoặc được gói trong một khối CDATA.

<media:description>

Phần mô tả video. Tối đa 2048 ký tự. Tất cả thực thể HTML đều phải được đặt sau ký tự thoát hoặc được gói trong một khối CDATA.

<media:thumbnail> URL trỏ đến hình thu nhỏ xem trước. Tuân thủ các yêu cầu về hình thu nhỏ của video.

Ngoài ra, các thẻ không bắt buộc sau đây có thể giúp Google hiểu rõ hơn về video của bạn và các thuộc tính trong đó:

Thẻ không bắt buộc
<dcterms:valid>

Ngày xuất bản và ngày hết hạn của video. Đây là Bản đặc tả đầy đủ của thẻ dcterms:valid.

Ví dụ:

<dcterms:valid>
start=2002-10-13T09:00+01:00;
end=2002-10-17T17:00+01:00;
scheme=W3C-DTF
<dcterms:valid>
<media:restriction>

Danh sách những quốc gia nơi video phát được hoặc không phát được, phân tách bằng dấu cách và ở định dạng ISO 3166. Nếu không có thẻ <media:restriction>, Google sẽ mặc nhiên cho rằng video có thể phát được ở mọi quốc gia.

Thuộc tính:

Nếu bạn dùng thẻ <media:restriction> mẹ, thì những thuộc tính dưới đây là bắt buộc:

  • type Thiết lập thuộc tính type thành country. Chỉ hỗ trợ chế độ hạn chế theo quốc gia.
  • relationship Xác định xem có thể phát video tại những quốc gia trong danh sách được chỉ định hay không. Giá trị được hỗ trợ:
    • allow: các quốc gia có tên trong danh sách sẽ được chấp nhận và các quốc gia không có tên trong danh sách sẽ bị từ chối.
    • deny: các quốc gia có tên trong danh sách sẽ bị từ chối và các quốc gia không có tên trong danh sách sẽ được chấp nhận.

Tìm hiểu thêm về cách hạn chế theo quốc gia.

Ví dụ:

<media:restriction relationship="allow" type="country">us ca</media:restriction>
<media:price>

Mức giá để xem video hoặc tải video xuống. Đừng sử dụng thẻ này cho các video được cung cấp miễn phí. Bạn có thể liệt kê nhiều phần tử <media:price> (ví dụ: để chỉ định nhiều đơn vị tiền tệ hoặc cách mua).

Thuộc tính:

Nếu bạn dùng thẻ <media:price> mẹ, thì những thuộc tính dưới đây là bắt buộc:

  • currency Đơn vị tiền tệ ở định dạng ISO 4217.
  • type Cách mua. Sau đây là các giá trị được hỗ trợ:
    • rent: có thể xem video sau khi thuê.
    • purchase: có thể xem video sau khi mua.
    • package: video là một phần của ưu đãi theo gói.
    • subscription: có thể xem video sau khi đăng ký gói thuê bao.

Tài nguyên bổ sung

Bạn muốn tìm hiểu thêm? Hãy tham khảo những tài nguyên sau: