Dữ liệu có cấu trúc loại Trang hồ sơ (ProfilePage
)
Mã đánh dấu ProfilePage
là dành cho mọi trang web mà nhà sáng tạo (cá nhân hoặc tổ chức) chia sẻ quan điểm chính chủ. Nhờ vậy, Google Tìm kiếm có thể làm nổi bật thông tin về nhà sáng tạo, chẳng hạn như tên hoặc tên người dùng trên mạng xã hội, ảnh hồ sơ, số người theo dõi hoặc mức độ phổ biến của nội dung của họ. Google Tìm kiếm cũng sử dụng mã đánh dấu này để phân biệt nhà sáng tạo và phục vụ những tính năng như Quan điểm và Thảo luận và diễn đài.
Các tính năng khác về dữ liệu có cấu trúc cũng có thể liên kết đến các trang có mã đánh dấu ProfilePage
. Ví dụ: dữ liệu có cấu trúc Bài viết và Công thức nấu ăn có tác giả, và thường có một số tác giả xuất hiện trong dữ liệu có cấu trúc loại diễn đàn thảo luận và trang Hỏi và đáp.
Cách thêm dữ liệu có cấu trúc
Dữ liệu có cấu trúc là một định dạng chuẩn để cung cấp thông tin về một trang và phân loại nội dung trên trang. Nếu mới làm quen với dữ liệu có cấu trúc, bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của dữ liệu có cấu trúc.
Sau đây là thông tin tổng quan về cách xây dựng, kiểm tra và phát hành dữ liệu có cấu trúc. Để xem hướng dẫn từng bước về cách thêm dữ liệu có cấu trúc vào một trang web, hãy tham khảo lớp học lập trình về dữ liệu có cấu trúc.
- Thêm các thuộc tính bắt buộc. Tùy theo định dạng bạn đang sử dụng, hãy tìm hiểu nơi chèn dữ liệu có cấu trúc trên trang.
- Tuân theo các nguyên tắc.
- Xác thực mã của bạn bằng công cụ Kiểm tra kết quả nhiều định dạng rồi sửa mọi lỗi nghiêm trọng. Bạn cũng nên cân nhắc việc khắc phục mọi vấn đề không nghiêm trọng có thể bị gắn cờ trong công cụ này, vì những vấn đề này có thể giúp cải thiện chất lượng của dữ liệu có cấu trúc của bạn (tuy nhiên, bạn không nhất thiết thực hiện việc này để nội dung đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng).
- Triển khai một vài trang có chứa dữ liệu có cấu trúc và sử dụng Công cụ kiểm tra URL để kiểm tra xem Google nhìn thấy trang đó như thế nào. Hãy đảm bảo rằng Google có thể truy cập trang của bạn và bạn không chặn trang bằng tệp robots.txt, thẻ
noindex
hoặc yêu cầu đăng nhập. Nếu có vẻ như trang không gặp vấn đề nào, bạn có thể yêu cầu Google thu thập lại dữ liệu các URL của mình. - Để thông báo cho Google về các thay đổi sau này, bạn nên gửi một sơ đồ trang web. Bạn có thể tự động hoá quy trình này bằng Search Console Sitemap API.
Ví dụ
Sau đây là ví dụ về một trang hồ sơ có mã đánh dấu:
<html> <head> <title>Angelo Huff on Cool Forum Platform</title> <script type="application/ld+json"> { "@context": "https://schema.org", "@type": "ProfilePage", "dateCreated": "2024-12-23T12:34:00-05:00", "dateModified": "2024-12-26T14:53:00-05:00", "mainEntity": { "@type": "Person", "name": "Angelo Huff", "alternateName": "ahuff23", "identifier": "123475623", "interactionStatistic": [{ "@type": "InteractionCounter", "interactionType": "https://schema.org/FollowAction", "userInteractionCount": 1 },{ "@type": "InteractionCounter", "interactionType": "https://schema.org/LikeAction", "userInteractionCount": 5 }], "agentInteractionStatistic": { "@type": "InteractionCounter", "interactionType": "https://schema.org/WriteAction", "userInteractionCount": 2346 }, "description": "Defender of Truth", "image": "https://example.com/avatars/ahuff23.jpg", "sameAs": [ "https://www.example.com/real-angelo", "https://example.com/profile/therealangelohuff" ] } } </script> </head> <body> </body> </html>
<html> <head> <title>Angelo Huff on Cool Forum Platform</title> </head> <body itemtype="https://schema.org/ProfilePage" itemscope> <meta itemprop="dateCreated" content="2024-12-23T12:34:00-05:00" /> <meta itemprop="dateModified" content="2024-12-26T14:53:00-05:00" /> <div itemprop="mainEntity" itemtype="https://schema.org/Person" itemscope> <div><span itemprop="alternateName" id="handle">ahuff23</span> (<span itemprop="name" id="real-name">Angelo Huff</span>)</div> <meta itemprop="identifier" content="123475623" /> <div itemprop="description">Defender of Truth</div> <img itemprop="image" src="https://example.com/avatars/ahuff23.jpg" /> <div>Links: <a itemprop="sameAs" href="https://www.therealangelohuff.com">Home Page</a><br> <a itemprop="sameAs" href="https://example.com/profile/therealangelohuff">Other Social Media Site</a></div> <div><span itemprop="interactionStatistic" itemtype="https://schema.org/InteractionCounter" itemscope> <span itemprop="userInteractionCount">5</span> <span itemprop="interactionType" content="https://schema.org/LikeAction">likes</span> </span>, <span itemprop="interactionStatistic" itemtype="https://schema.org/InteractionCounter" itemscope> <span itemprop="userInteractionCount">1</span> <span itemprop="interactionType" content="https://schema.org/FollowAction">follower</span> </span>, and <span itemprop="agentInteractionStatistic" itemtype="https://schema.org/InteractionCounter" itemscope> <span itemprop="userInteractionCount">2346</span> <span itemprop="interactionType" content="https://schema.org/WriteAction">posts</span> </span> </div> </div> </body> </html>
Nguyên tắc
Để dữ liệu có cấu trúc cho trang hồ sơ của bạn đủ điều kiện được sử dụng trên Google Tìm kiếm, bạn phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc
- Nguyên tắc cơ bản của Tìm kiếm
- Nguyên tắc về nội dung
- Nguyên tắc về kỹ thuật
Nguyên tắc về nội dung
- Trọng tâm của trang phải là về một cá nhân hoặc tổ chức có liên kết với trang web chung. Sau đây là một số ví dụ về trang hồ sơ:
Các trường hợp sử dụng hợp lệ:
- Một trang hồ sơ người dùng trên diễn đàn hoặc trang mạng xã hội
- Một trang tác giả trên trang web tin tức
- Một trang "Giới thiệu về tôi" trên blog
- Một trang về nhân viên trên trang web của công ty
Các trường hợp sử dụng không hợp lệ:
- Trang chủ chính của cửa hàng (thường chứa nhiều thông tin không có trong hồ sơ)
- Trang web đánh giá của tổ chức (tổ chức không có liên kết với trang web đó)
Nguyên tắc kỹ thuật
Nếu trang hồ sơ cũng bao gồm cả hoạt động gần đây của nhà sáng tạo, thì bạn có thể thêm mã đánh dấu bằng cách sử dụng URL trên những thực thể đó để tham chiếu đến trang có đầy đủ nội dung và mã đánh dấu. Ví dụ: đây là một cấu trúc đánh dấu khả thi:
{ "@context": "https://schema.org", "@type": "ProfilePage", "mainEntity": { "@id": "#main-author", "@type": "Person", "name": "Marlo Smith" }, "hasPart": [{ "@type": "Article", "headline": "Things to see in NJ", "url": "https://example.com/things-to-see-nj", "datePublished": "2014-02-23T18:34:00Z", "author": { "@id": "#main-author" } }] }
Định nghĩa các loại dữ liệu có cấu trúc
Bạn phải cung cấp các thuộc tính bắt buộc để dữ liệu có cấu trúc của bạn đủ điều kiện xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Bạn cũng có thể thêm những thuộc tính mà chúng tôi đề xuất để bổ sung thông tin về trang hồ sơ của bạn và cải thiện trải nghiệm người dùng.
ProfilePage
Định nghĩa đầy đủ về ProfilePage
có tại schema.org/ProfilePage.
Thuộc tính bắt buộc | |
---|---|
mainEntity
|
Cá nhân hoặc tổ chức nêu trên trang hồ sơ này. Điều này cho thấy trọng tâm của trang này là thông tin về thực thể này. Hãy cố gắng sử dụng đúng loại nếu có thông tin đó (tức là nếu bạn biết trang đó đại diện cho cá nhân hay tổ chức); nếu không, hãy đặt giá trị mặc định là |
Thuộc tính nên có | |
---|---|
dateCreated |
Ngày và giờ tạo hồ sơ (nếu có), ở định dạng ngày ISO 8601. |
dateModified |
Ngày và giờ mà thông tin trên hồ sơ được sửa đổi (nếu có), ở định dạng ngày ISO 8601. Tốt nhất là thuộc tính này chỉ thể hiện những thay đổi về siêu dữ liệu do con người chỉnh sửa đối với hồ sơ đó (ví dụ: việc thêm đường liên kết bổ sung ra bên ngoài đến những nơi hồ sơ này được dẫn chiếu đến sẽ không được coi là nội dung sửa đổi). |
Person
hoặc Organization
Cả schema.org/Person và schema.org/Organization đều có chung những thuộc tính mà Google sử dụng.
Thuộc tính bắt buộc | |
---|---|
name |
Phương thức chính để xác định một cá nhân hoặc tổ chức. Bạn nên sử dụng trường này cho tên thật (và |
Thuộc tính nên có | |
---|---|
agentInteractionStatistic |
Số liệu thống kê về người dùng đối với hành vi của chính thực thể trên trang hồ sơ (nếu có).
Google nhận ra
|
alternateName |
Giá trị nhận dạng công khai thay thế (nếu có). Ví dụ: một tên người dùng trên mạng xã hội nếu tên thật của một người được dùng trong trường |
description |
Dòng ghi tên tác giả hoặc thông tin xác thực thích hợp của người dùng (nếu có). |
identifier |
Các mã nhận dạng duy nhất được sử dụng trong trang web của bạn (nếu có). Đây có thể là mã cơ sở dữ liệu nội bộ mà trang web của bạn dùng để nhận dạng người dùng ngay cả khi tên của họ trên mạng xã hội có thay đổi. |
image |
URL hoặc Nguyên tắc bổ sung về hình ảnh:
Ví dụ: "image": [ "https://example.com/photos/1x1/photo.jpg", "https://example.com/photos/4x3/photo.jpg", "https://example.com/photos/16x9/photo.jpg" ] |
interactionStatistic |
Số liệu thống kê về người dùng đối với thực thể trang hồ sơ (nếu có). Chỉ thêm số liệu thống kê về nền tảng lưu trữ trang hồ sơ (đừng nhắc đến việc nhà sáng tạo cũng có 100.000 người theo dõi trên trang chủ).
Google nhận ra
|
sameAs |
URL tới các hồ sơ bên ngoài hoặc trang chủ khác của hồ sơ đó (nếu có). |
Theo dõi kết quả nhiều định dạng bằng Search Console
Search Console là công cụ giúp bạn theo dõi hiệu quả hoạt động của các trang web trong Google Tìm kiếm. Bạn không cần đăng ký sử dụng Search Console để đưa trang web vào Google Tìm kiếm, nhưng việc làm vậy có thể giúp bạn hiểu và cải thiện cách Google nhìn thấy trang web của bạn. Bạn nên kiểm tra Search Console trong những trường hợp sau:
- Sau lần đầu triển khai dữ liệu có cấu trúc
- Sau khi phát hành mẫu mới hoặc cập nhật mã của bạn
- Phân tích lưu lượng truy cập định kỳ
Sau lần đầu triển khai dữ liệu có cấu trúc
Sau khi Google lập chỉ mục các trang của bạn, hãy tìm vấn đề bằng cách sử dụng Báo cáo trạng thái kết quả nhiều định dạng có liên quan. Lý tưởng nhất là số mục hợp lệ tăng lên và số mục không hợp lệ không tăng. Nếu bạn tìm thấy vấn đề trong dữ liệu có cấu trúc:
- Sửa các mục không hợp lệ.
- Kiểm tra URL đang hoạt động để xem vấn đề còn tồn tại không.
- Yêu cầu xác thực bằng cách sử dụng báo cáo trạng thái.
Sau khi phát hành các mẫu mới hoặc cập nhật mã
Khi bạn thực hiện những thay đổi đáng kể trên trang web của mình, hãy theo dõi xem số lượng mục dữ liệu có cấu trúc không hợp lệ có tăng lên hay không.- Nếu bạn thấy số mục không hợp lệ gia tăng, thì có lẽ bạn đã triển khai một mẫu mới không hoạt động được hoặc trang web của bạn tương tác với mẫu hiện có theo cách mới và không hợp lệ.
- Nếu bạn thấy số mục hợp lệ giảm (nhưng số mục không hợp lệ không tăng), thì có thể bạn không còn nhúng dữ liệu có cấu trúc trên các trang của mình nữa. Hãy sử dụng Công cụ kiểm tra URL để tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề.
Phân tích lưu lượng truy cập định kỳ
Phân tích lưu lượng truy cập bạn nhận được qua Google Tìm kiếm bằng cách sử dụng Báo cáo hiệu suất. Dữ liệu báo cáo sẽ cho bạn biết bạn tần suất trang web xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng trong Tìm kiếm, tần suất người dùng nhấp vào trang và vị trí trung bình của trang trong kết quả tìm kiếm. Bạn cũng có thể tự động lấy các kết quả này bằng Search Console API.Khắc phục sự cố
Nếu gặp sự cố khi triển khai hoặc gỡ lỗi dữ liệu có cấu trúc, thì bạn có thể tham khảo một số tài nguyên trợ giúp sau đây.
- Nếu bạn đang sử dụng một hệ thống quản lý nội dung (CMS) hoặc có ai đó đang quản lý trang web của bạn, hãy đề nghị họ trợ giúp. Đừng quên chuyển tiếp mọi thông báo trong Search Console để nêu rõ vấn đề cho họ.
- Google không đảm bảo rằng các tính năng sử dụng dữ liệu có cấu trúc sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Để xem danh sách các lý do phổ biến khiến Google không thể hiển thị nội dung của bạn trong kết quả nhiều định dạng, hãy xem Nguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc.
- Có thể có lỗi trong dữ liệu có cấu trúc của bạn. Xem danh sách các lỗi liên quan đến dữ liệu có cấu trúc.
- Nếu bị áp dụng biện pháp thủ công, thì dữ liệu có cấu trúc trên trang sẽ bị bỏ qua (mặc dù trang vẫn có thể xuất hiện trong các kết quả trên Google Tìm kiếm). Để khắc phục các vấn đề về dữ liệu có cấu trúc, hãy sử dụng báo cáo Biện pháp thủ công.
- Xem lại các nguyên tắc để xác định xem nội dung của bạn có tuân thủ nguyên tắc hay không. Nguyên nhân gây lỗi có thể là do bạn sử dụng nội dung không hợp lệ hoặc thẻ đánh dấu không hợp lệ. Tuy nhiên, vấn đề có thể không phải là lỗi cú pháp và do đó, Công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng sẽ không thể xác định được những vấn đề như vậy.
- Khắc phục sự cố thiếu kết quả nhiều định dạng/giảm tổng số kết quả nhiều định dạng
- Hãy dành một chút thời gian để Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục lại. Xin lưu ý rằng có thể mất nhiều ngày sau khi bạn xuất bản một trang thì Google mới tìm được và thu thập dữ liệu trên trang đó. Đối với các câu hỏi chung về hoạt động thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, hãy tham khảo nội dung Câu hỏi thường gặp về việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trên Google Tìm kiếm.
- Đăng câu hỏi trong diễn đàn của Trung tâm Google Tìm kiếm.