Các thẻ meta và thuộc tính mà Google hỗ trợ

Trang này giải thích thẻ meta là gì, Google hỗ trợ những thẻ meta và thuộc tính HTML nào để kiểm soát hoạt động lập chỉ mục, cũng như một số điểm quan trọng khác cần lưu ý khi triển khai thẻ meta trên trang web.

Thẻ meta

Thẻ meta là các thẻ HTML dùng để cung cấp thêm thông tin về một trang cho các công cụ tìm kiếm và các ứng dụng khác. Ứng dụng sẽ xử lý các thẻ meta và bỏ qua những thẻ mà chúng không hỗ trợ. Thẻ meta sẽ được thêm vào phần <head> của trang HTML và thường có dạng như sau:

<!DOCTYPE html>
  <html>
  <head>
    <meta charset="utf-8">
    <meta name="description" content="Author: A.N. Author, Illustrator: P. Picture, Category: Books, Price:  £9.24, Length: 784 pages">
    <meta name="google-site-verification" content="+nxGUDJ4QpAZ5l9Bsjdi102tLVC21AIh5d1Nl23908vVuFHs34=">
    <title>Example Books - high-quality used books for children</title>
    <meta name="robots" content="noindex,nofollow">
  </head>
</html>

Google hỗ trợ các thẻ meta sau:

Danh sách thẻ meta mà Google hỗ trợ

description

<meta name="description" content="A description of the page">
Hãy dùng thẻ này để cung cấp đoạn mô tả ngắn về trang. Trong một số trường hợp, Google sẽ dùng đoạn mô tả này trong đoạn trích xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

robots và googlebot

<meta name="robots" content="..., ...">
<meta name="googlebot" content="..., ...">

Những thẻ meta này kiểm soát hành vi của công cụ tìm kiếm khi thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

Thẻ <meta name="robots" ... áp dụng cho mọi công cụ tìm kiếm, còn thẻ <meta name="googlebot ... chỉ dành riêng cho Google.

Trong trường hợp các thẻ meta robots (hoặc googlebot) xung đột với nhau, thì thẻ nào có phạm vi hạn chế cao hơn sẽ được áp dụng. Ví dụ: Nếu một trang có cả thẻ max-snippet:50nosnippet, thì thẻ nosnippet sẽ được áp dụng.

Giá trị mặc định là index, follow và bạn không cần chỉ định. Để xem danh sách toàn bộ giá trị mà Google hiểu được, hãy tham khảo danh sách các quy tắc hợp lệ.

Bạn cũng có thể chỉ định thông tin này trong tiêu đề của trang bằng quy tắc tiêu đề HTTP X-Robots-Tag. Cách này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn hạn chế việc lập chỉ mục các tệp không phải HTML như tệp đồ hoạ hoặc các loại tài liệu khác. Xem thông tin khác về thẻ robots meta.

notranslate

<meta name="googlebot" content="notranslate">

Khi nhận ra một trang có nội dung không phải bằng ngôn ngữ mà người dùng nhiều khả năng muốn đọc, có thể Google sẽ cung cấp một trích đoạn và đường liên kết tiêu đề đã dịch trong kết quả tìm kiếm. Nếu người dùng nhấp vào đường liên kết tiêu đề đã được dịch, thì mọi tương tác tiếp theo của người dùng với trang đó sẽ diễn ra thông qua Google Dịch. Công cụ này sẽ tự động dịch mọi đường liên kết mà người dùng đi theo. Nhìn chung, tính năng này giúp bạn cung cấp nội dung hấp dẫn và độc đáo của mình tới một nhóm người dùng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên dùng tính năng này trong một số trường hợp. Thẻ meta này cho Google biết rằng bạn không muốn chúng tôi cung cấp bản dịch cho trang này.

nopagereadaloud

<meta name="google" content="nopagereadaloud">

Ngăn không cho các dịch vụ Chuyển văn bản sang lời nói của Google đọc to các trang web bằng tính năng chuyển văn bản sang lời nói (TTS).

google-site-verification

<meta name="google-site-verification" content="...">

Bạn có thể sử dụng thẻ này trên trang cấp cao nhất của trang web của bạn để xác minh quyền sở hữu trên Search Console. Lưu ý rằng tuy các giá trị của thuộc tính namecontent phải hoàn toàn khớp với thông tin cung cấp cho bạn (kể cả chữ hoa và chữ thường), thì việc bạn thay đổi thẻ từ XHTML sang HTML hay định dạng của thẻ có khớp với định dạng của trang hay không đều không quan trọng.

Content-Type và charset

<meta http-equiv="Content-Type" content="...; charset=...">
<meta charset="...">

Các thẻ này xác định loại nội dung và bộ ký tự tương ứng của trang. Nhớ đặt giá trị của thuộc tính content trong thẻ meta http-equiv trong dấu ngoặc kép. Nếu không thì có thể hệ thống sẽ diễn giải không chính xác thuộc tính charset. Bạn nên dùng Unicode/UTF-8 khi có thể.

refresh

<meta http-equiv="refresh" content="...;url=...">

Thẻ này (thường được gọi là meta-refresh) sẽ đưa người dùng tới một URL mới sau một khoảng thời gian nhất định và đôi khi đóng vai trò là một hình thức chuyển hướng đơn giản. Tuy nhiên, một số trình duyệt không hỗ trợ thẻ này và người dùng có thể thấy khó hiểu. Thay vào đó, bạn nên dùng lệnh chuyển hướng 301 phía máy chủ.

viewport

<meta name="viewport" content="...">

Thẻ này thông báo cho trình duyệt biết cách kết xuất một trang trên thiết bị di động. Sự hiện diện của thẻ này cho Google biết rằng trang này thân thiện với thiết bị di động. Đọc thêm về cách định cấu hình thẻ meta viewport.

rating

<meta name="rating" content="adult">
<meta name="rating" content="RTA-5042-1996-1400-1577-RTA">

Thẻ này gắn nhãn một trang là có chứa nội dung khiêu dâm dành cho người lớn để thông báo rằng trang này cần được lọc trong kết quả bằng tính năng Tìm kiếm an toàn. Tìm hiểu thêm về cách gắn nhãn các trang Tìm kiếm an toàn.

Thuộc tính thẻ HTML

Thuộc tính thẻ HTML là các giá trị bổ sung của thẻ HTML giúp định cấu hình thẻ mẹ. Ví dụ: thuộc tính href của thẻ <a> sẽ định cấu hình tài nguyên mà thẻ ký tự liên kết trỏ đến: <a href="https://example.com/"...>.

Google Tìm kiếm chỉ hỗ trợ một số ít thuộc tính HTML cho việc lập chỉ mục. Các thuộc tính như srchref được dùng để khám phá các tài nguyên như hình ảnh và URL. Google cũng hỗ trợ nhiều thuộc tính rel để chủ sở hữu trang web có thể xác định các đường liên kết ra ngoài.

Thuộc tính data-nosnippet của các thẻ div, spansection cho phép bạn loại trừ các phần của trang HTML khỏi đoạn trích.

Các điểm khác cần lưu ý

  • Google có thể đọc cả thẻ meta dạng HTML và XHTML, bất kể trang sử dụng mã nào.
  • Để đảm bảo máy đọc được thì phần head phải là HTML hợp lệ và trong trường hợp có thuộc tính thì tất cả các thẻ mẹ đều được đóng theo cách tương ứng.
  • Ngoại trừ thẻ google-site-verification, các thẻ meta thường không phân biệt chữ hoa chữ thường.
  • Bạn có thể dùng các thẻ meta khác nếu những thẻ đó quan trọng đối với trang web của bạn, nhưng Google sẽ bỏ qua những thẻ meta mà Google không hỗ trợ.
  • Nếu bạn đang xem xét việc sử dụng JavaScript để chèn hoặc thay đổi thẻ meta thì hãy thận trọng. Bạn nên tránh sử dụng JavaScript để chèn hoặc thay đổi thẻ meta bất cứ khi nào có thể. Nếu cần, hãy kiểm tra kỹ quá trình triển khai của bạn.
  • Để kiểm tra các thẻ và thuộc tính meta trên các trang của bạn, hãy sử dụng Công cụ kiểm tra URL.

Các thẻ và thuộc tính không được hỗ trợ

Các thẻ và thuộc tính sau đây không được Google Tìm kiếm hỗ trợ và sẽ bị bỏ qua. Chúng tôi nhắc đến những mã này ở đây vì chúng là những mã HTML rất phổ biến hoặc chúng tôi từng hỗ trợ.

Các thẻ và thuộc tính không được hỗ trợ
Thẻ meta-keyword <meta name="keywords" content="..."> Thẻ meta-keyword không được Google Tìm kiếm sử dụng và không hề ảnh hưởng đến việc lập chỉ mục và xếp hạng.
Thuộc tính thẻ HTML lang Google Tìm kiếm phát hiện ngôn ngữ của trang dựa vào nội dung văn bản trên trang. Tính năng này không dựa vào các chú thích mã như lang.
Giá trị thuộc tính nextprev rel
<link rel="next" href="...">
<link rel="prev" href="...">

Google không còn dùng những thẻ HTML <link> này và chúng không ảnh hưởng đến việc lập chỉ mục.

nositelinkssearchbox

<meta name="google" content="nositelinkssearchbox">

Google Tìm kiếm không còn sử dụng quy tắc nositelinkssearchbox để kiểm soát việc hộp tìm kiếm cho đường liên kết của trang web có xuất hiện đối với một trang cụ thể hay không, vì tính năng này không còn tồn tại nữa.